1. Tự làm nghiên cứu của bạn
Công việc đầu tiên trong xây dựng thương hiệu đó là hiểu về nhóm khách hàng mục tiêu. Bạn cần phải hiểu bạn đang cố bán hàng cho ai, tìm ra những điều gì có thể khuyến khích họ mua hàng và kết nối với những thế mạnh trong sản phẩm của bạn. Hay nói theo cách của Steve Goldner là bạn phải “hiểu được tâm lý khán giả của mình”.
Khi tiến hành nghiên cứu, bạn nên trực tiếp nói chuyện với khách hàng của bạn; thu thập dữ liệu và phân tích để tìm ra những chiến dịch hiệu quả và loại bỏ những thứ không mang nhiều tác dụng. Và trong lúc chưa thể đầu tư một số tiền lớn để có một chiến dịch chuyên nghiệp ngay từ đầu, hãy nghiên cứu thị trường thường xuyên, đặc biệt sau khi tung ra một sản phẩm/dịch vụ mới và đối chiếu nó với các báo cáo về doanh số để tìm ra chiến lược nào cần được đầu tư thêm và chiến lược nào nên được cắt giảm để đảm bảo ngân sách luôn được cân đối.
Nghiên cứu và xác định nhóm khách hàng mục tiêu
2. Sử dụng các kênh truyền thông xã hội và email
Các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay đang là một kênh (hầu như miễn phí) để xây dựng thương hiệu cũng như tạo ra tiếng vang cho sản phẩm của bạn. Tuy nhiên cần lưu ý xây dựng hệ sinh thái các nền tảng truyền thông liên quan khác để nâng cao nhân thức của khách hàng về thương hiệu của bạn. Tạo một fanpage, tham gia các nhóm/hội cùng mối quan tâm về sản phẩm, nhận xét và chia sẻ nội dung về sản phẩm, tương tác tích cực trên những nhận xét của khách hàng…
Tận dụng các kênh mạng xã hội để xây dựng thương hiệu với ngân sách hạn chế
Bên cạnh các kênh truyền thông xã hội, email là một tài nguyên cũng tuyệt vời không kém để phát triển thương hiệu của bạn. Tất nhiên để email có thể phát huy lợi ích của nó, bạn cần liên lạc với khách hàng thường xuyên để giữ vững vị trí hàng đầu trong tâm trí của họ. Bạn càng xây dựng danh sách email của mình càng nhiều, cơ sở khách hàng của bạn càng phát triển. Lưu ý, cần viết email với một tiêu đề thu hút, có hình ảnh minh hoạ trực quan và đặc biệt đảm bảo nội dung bạn mang tới cho khách hàng hữu ích.
3. Kể những câu chuyện
Khách hàng thích nghe những câu chuyện, nó thu hút và gợi nhớ. Những câu chuyện chứa trong đó những chi tiết được cá nhân hoá là những câu chuyện dễ kết nối khách hàng đến với bạn và tất nhiên, công việc kinh doanh của bạn. Các câu chuyện giúp xây dựng những cộng đồng xung quanh câu chuyện. Cộng đồng sẽ hân hoan khi bạn có tin vui hay cùng chúc mừng khi thương hiệu của bạn có thêm những câu chuyện mới.
Tuy nhiên cần đảm bảo những câu chuyện của bạn có sự nhất quán với giá trị thương hiệu của bạn. Ví dụ khi sản phẩm/dịch vụ của bạn là về ẩm thực, có thể kể các câu chuyện về việc làm thế nào để khoẻ mạnh hơn, các bí quyết để có một chế độ ăn uống khoa học… Đó là cách mà Coca Cola kể câu chuyện về Chim én báo xuân vui mỗi dịp Tết đến hay OMO với câu chuyện không chỉ là loại bột giặt giúp tẩy sạch vết bẩn mà hơn thế là mang lại niềm vui đến trường cho những em nhỏ không có tiền mua áo mới. Những câu chuyện chân thành như vậy, nhiều khi hiệu quả hơn nhiều những hội thảo tri ân khách hàng hay chương trình ưu đãi tốn kém mà kém hiệu quả khác.
Nguồn: Chiến dịch Tết đoàn viên của Omo
4. Tận dụng khách hàng hiện tại của bạn
Việc tận dụng khách hàng hiện tại của bạn là một cách tuyệt vời để xây dựng nhận thức về thương hiệu mà thậm chí còn ít tốn kèm hơn phát triển khách hàng mới. Xây dựng cũng như phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng của bạn và họ hoàn toàn là một kênh hiệu quả để quảng bá thương hiệu cho bạn. Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp có các chính sách về khách hàng thân thiết hay chương trình quà tặng cho việc khách hàng cũ giới thiệu được thêm khách hàng mới.
5. Tích cực kết nối
Một cách nữa để phát triển thương hiệu của bạn mà không quá tốn kém chính là xây dựng mạng lưới quan hệ cá nhân của bạn. Bằng cách gặp gỡ các doanh nghiệp trong cùng ngành, tham gia các sự kiện và hội nghị trong thậm chí ngoài lĩnh vực của bạn- những kết nối này hoàn toàn có thể giúp ích cho bạn trong tương lai. Tham gia nói chuyện tại các sự kiện, tự định vị mình là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình và luôn nhiệt tình giúp đỡ những ai quan tâm đến những vấn đề xung quanh thương hiệu của bạn.